Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu là một bệnh ngoài da và thường gặp ở mọi lứa tuổi trong đó phổ biến nhất thường gặp ở độ tuổi 5-9 tuổi. Đây là một trong những căn bệnh không gây nguy hiểm nhưng có tính dễ lây lan, vì thế việc hiểu biết về cách chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu tại nhà là điều mà mọi người nên biết.
Bệnh thủy đậu lây như thế nào?
– Thuỷ đậu lây truyền rất nhanh. Nó rất dễ lây lan giữa các thành viên trong gia đình và giữa các học sinh cùng trường khi hít phải những giọt nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc cũng có thể tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và vết lở trên da người bệnh.

Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu
– Bệnh thủy đậu cũng có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng giộp. Bệnh nhân có thể truyền bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban mà không còn lây lan nữa khi các mụn nước hay các khô vảy
Triệu chứng của bệnh thủy đậu thường gặp
Bạn có thể dễ dàng nhận ra bệnh thủy đậu khi thấy những triệu chứng thường thấy của bệnh như:
– Nếu như trước đó người bệnh có tiếp xúc với nguồn bệnh thì sau 15 ngày, người bệnh sẽ bị sốt, nhức đầu, cảm thấy mệt mỏi và đau họng.
– Trên mặt sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ và cảm thấy ngứa sau đó thì lan dần ra khắp các bộ phận khác trên cơ thể người.
– Khoảng sau một ngày xuất hiện những nốt đỏ trên thì các nốt đó có thể chuyển thành các nốt phỏng nước có chứa dịch trong suốt bên trong. Sau 5 – 10 ngày, các nốt này cũng sẽ bị vỡ ra, khi khô lại nó sẽ tạo thành vảy và để lại sẹo vĩnh viễn nếu như bị da bạn bị nhiễm trùng.
Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà cần lưu ý gì
Biến chứng của bệnh thủy đậu
Thuỷ đậu có thể gây nhiều biến chứng. Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng có thể gây nên các sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương. Đối với trẻ em các biến chứng thường gặp là nhiễm trùng da.
Một số biến chứng khác thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương bao gồm những rối loạn ở tiểu não (rối loạn thất điều tiểu não, chóng mặt, run, rối loạn ngôn ngữ), viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và một số các hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não khả năng gây tử vong, có thể xảy ra do dùng aspirin ở trẻ em).
Đặc biệt, một số các biến chứng nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus, bệnh bạch cầu, và ung thư. Biến chứng còn xảy ra trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, như các corticoid. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thuỷ đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ cũng có thể sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thuỷ đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sanh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.
Cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu tại nhà
Chính vì những biến chứng nguy hiểm mà bạn cần có cách chăm sóc người bệnh thủy đậu thật tốt. Một số cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện sau đây sẽ giúp bạn chăm sóc tốt cho người bị bệnh thủy đậu.

Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu
Trong khi chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà, bạn cần cho người bệnh thủy đậu tránh gió, nên để nằm riêng ở một phòng nhằm tránh người khác có thể bị lây nhiễm.
Nên cho người bệnh thủy đậu mặc những bộ quần áo rộng, mỏng và thường xuyên tắm rửa, hay thay quần áo hàng ngày cho người bệnh; cũng nên vệ sinh răng miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý hàng ngày.
Đối với chăm sóc người bệnh thủy đậu là trẻ nhỏ thì nên cắt móng tay, móng chân hoặc tốt hơn là bọc lại bằng bao tay vải để trẻ tránh gãi, gây trầy xước bệnh.
Tuyệt đối không kiêng tắm cho trẻ mà nên tắm sạch cho trẻ bằng nước ấm, không nên tắm lâu như lúc trẻ khỏe mạnh để phòng các biến chứng khác. Cần lưu ý, khi lau, tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước.
Khi xuất hiện các nốt phỏng trợt ra thì bôi trực tiếp Xanh Methylene lên vết trợt để sát khuẩn, còn những nốt phỏng nước chưa vỡ thì không cần bôi thuốc.
Ngoài ra cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng vì ban thủy đậu có thể mọc ngay trong miệng, gây nên các biến chứng bội nhiễm khiến trẻ đau đớn, khó ăn uống. Ngoài đánh răng, cần thường xuyên xúc miệng bằng các loại nước sát trùng.
Bên cạnh đó, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ bị sốt. Và cũng cho trẻ ăn các loại thức ăn ở dạng lỏng hoặc mềm và nên cho uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả thì càng tốt.
Trên đây là cách chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu tại nhà mà chúng ta cần phải biết để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào việc phòng bệnh cũng tốt hơn là chữa bệnh, chính vì thế hãy tiêm văcxin phòng bệnh thủy đậu đồng thời hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh chính là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn biết bảo vệ sức khỏe của chính mình bởi nó là vốn quý nhất của con người đấy nhé!
Xem thêm:
Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa đúng cách
Những điều cần biết về Viêm gan virus B và cách phòng tránh bệnh